Kiểm định xe ô tô hay đăng kiểm xe ô tô là việc làm thường xuyên và bắt buộc với mọi chiếc xe. Dựa vào những thông số cụ thể tương ứng các số liệu kỹ thuật trên xe. Cơ quan chức năng sẽ đưa ra những đánh giá toàn diện về chiếc xe.
Nếu xe đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vận hành, an toàn cũng như nồng độ phát sinh khí thải. Thì nó sẽ được cấp phép lưu thông trong thời hạn nhất định.
Mỗi loại xe sẽ có mức quy định về thời gian kiểm định riêng. Thủ tục kiểm định xe vì thế cũng có sự khác nhau.

Tại sao cần phải kiểm định xe ô tô
Các phương tiện sau thời gian dài sử dụng kể cả xe cũ và xe mới. Chức năng vận hành, hay các trang thiết bị an toàn của xe vì thế cũng có phần bị hư hại. Tùy vào mức độ nó luôn được giới hạn trong các ngưỡng an toàn.
Vì vậy nhà nước đưa ra quy định bắt buộc mọi chủ phương tiện đều phải đưa chiếc xe của mình đi kiểm định. Thời gian kiểm định được quy định rõ ràng với từng dòng xe.

Nếu chiếc xe đáp ứng đủ điều kiện an toàn, giữ nguyên như cấu tạo ban đầu của xe. Đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ mội trường. Thì sẽ được cơ quan đăng kiểm xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn lưu thông trên đường qua giấy đăng kiểm.
Nếu xe không có giấy chứng nhận này hoặc hết hạn thì bạn sẽ bị phạt. Mức phạt thường rất nặng, mức tối đa nên tới 16 triệu đồng.
Thủ tục kiểm định xe ô tô
Thủ tục kiểm định xe rất nhanh chóng và đơn giản. Tuy vậy bạn nên chuẩn bị trước, giúp quá trình kiểm định diễn ra nhanh hơn.

Chuẩn bị hồ sơ
Đây là việc đầu tiên cần phải làm. Hồ sơ phải đầy đủ thì bên kiểm định mới bắt đầu tiến hành kiểm định chiếc xe của bạn.
- Giấy đăng ký xe bản gốc hoặc bản sao nhưng phải có xác nhận của ngân hàng nếu bạn vay trả góp khi mua xe.
- Bảo hiểm dân sự bắt buộc tương ứng với chủ nhân xe phải còn hiệu lực
- Tờ kê khai nguồn gốc của xe đặc biệt là dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc. Phải đầy đủ năm sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và các chứng nhận khác.
- Giấy đăng kiểm trước đó nếu như xe đã được kiểm định nhiều lần
Thanh toán lệ phí theo quy định
Phí kiểm định xe được quy định khá chi tiết với từng dòng xe khác nhau. Tùy vào độ phức tạp của xe mà mức lệ phí có sự chênh lệch cao hay thấp.

Dưới đây là lệ phí tương ứng bạn có thể tham khảo:
- Xe dưới 10 chỗ ngồi : 240 nghìn đồng
- Xe từ 10 đến 24 chỗ ngồi : 280 nghìn đồng
- Xe từ 25 đến 40 chỗ ngồi : 320 nghìn đồng
- Xe trên 40 chỗ ngồi : 350 nghìn đồng
- Xe đầu kéo rơ móc : 180 nghìn đồng
- Xe tải dưới 2 tấn : 280 nghìn đồng
- Xe tải từ 2 đến 7 tấn : 320 nghìn đồng
- Xe tải từ 7 đến 20 tấn : 350 nghìn đồng
- Xe tải trên 20 tấn : 560 nghìn đồng
Đánh giá toàn diện xe
Sau khi hoàn tất các thủ tục bên kiểm định sẽ bắt đầu tiến hành quá trình đánh giá tổng thể chiếc xe.
Đánh giá về ngoại thất đảm bảo sự nguyên bản so với thông số từ nhà sản xuất. Không được cơi nới, độ những trang bị ngoài sự cho phép. Màu sơn ngoại thất xe phải chuẩn trùng với màu sơn ghi trên giấy đăng kí xe ban đầu.

Bước tiếp theo kiểm tra kỹ hơn về kỹ thuật khả năng vận hành phải đảm bảo. Các tính năng an toàn hoạt động chính xác, an toàn.
Tiến hành đo nồng độ khí thải CO2 do xe sản sinh ra. Nếu vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định thì xe sẽ không được đăng kiểm.
Hoàn tất quy trình kiểm định
Sau khi vượt qua bước kiểm tra, đánh giá xe. Nếu xe đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm ngay sau đó. Công việc của bạn là hoàn tất phí bảo trì đường bộ.

Phí bảo trì đường bộ cũng được áp dụng trên tất cả các phương tiện với thang biểu phí khác nhau. Bạn có thể đóng từng tháng hoặc nhiều tháng tối đa 30 tháng.
Những lưu ý khi đi kiểm định xe ô tô
Một vài lưu ý dành cho bạn khi đi kiểm định xe. Giúp quá trình diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn.

- Nên tìm hiểu chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ mọi giấy tờ cần có
- Kiểm tra bảo dưỡng, nâng cấp lại toàn bộ trang bị trên xe, cả ngoại thất lẫn nội thất.
- Khi vào kiểm định cần xếp hàng theo thứ tự theo thời gian đến. Tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn của kiểm sát viên.
- Chuẩn bị tiền để đóng đầy đủ chi phí, lệ phí khi kiểm định.