Bơm cao áp PF là gì: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bơm cao áp được mệnh danh là cánh tay đắc lực của động cơ với khả năng cung cấp nhiên liệu giúp xe ô tô tăng tốc nhanh.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm cao áp PF.

hinh-anh-bom-cao-ap-pf
Hình ảnh bơm cao áp PF

Tác dụng của bơm cao áp PF

Bơm cao áp PF còn gọi là bơm đơn , vì mỗi bơm cung cấp nhiên liệu cho một xylanh động cơ.

Hệ thống nhiên liệu dùng bơm PF thường được sử dụng trên các loại động cơ Diesel cở nhỏ 1 xy lanh như YANMAR, KUBOTA, BÔNG SEN hoặc trên các động cơ nhiều xy lanh cỡ lớn như máy phát điện, máy tàu thuỷ,…

he-thong-nhien-lieu-dung-bom-pf
Hệ thống dùng nhiên liệu dùng bơm PF

Tùy theo hệ thống nhiên liệu, bơm cao áp dụng trên động cơ Diesel có nhiều loại hình dáng, nguyên lý làm việc khác nhau nhưng chúng đều có các công dụng chung :

  • Tiếp nhận nhiên liệu đã lọc sạch từ thùng chứa mang đến
  • Định lượng số lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, phun vào động cơ.
  • Ép nhiên liệu, tạo áp lực cao trước khi đưa đến kim phun (trừ loại bơm Cummins)
  • Đưa nhiên liệu đến kim phun đúng thời điểm cần thiết để phun vào lòng xy lanh.

Cấu tạo bơm cao áp PF

Bơm cao áp PF có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

​Vỏ bơm được chế tạo bằng thép hoặc hợp kim nhôm. Trên vỏ bơm có dự trù bệ bắt bơm, phía ngoài có các lỗ để bắt ống dầu vít xả gió, vít chặn xylanh…

cau-tao-bom-pf
Cấu tạo bơm PF

Bên trong vỏ bơm có bộ xylanh, Piston. Bên ngoài piston là một khâu răng với  thanh răng có tác dụng điều khiển piston xoay.

Piston thường có lằn vạt xéo trên hay dưới để phân lượng nhiên liệu và có một rãnh đứng. Đuôi piston có tai ăn ngầm với hai rãnh khoét ở khâu răng.Lằn vạt xéo trên thân Piston có 2 loại: Lằn vạt trên và lằn vạt xéo dưới.

  • Lằn vạt xéo trên: Khởi phun thay đổi dứt phun cố định.
  • Lằn vạt xéo dưới: Khởi phun cố định dứt phun thay đổi.

Piston bơm luôn luôn bị đẩy xuống dưới do một lò xo. Hai đầu lò xo có chén chận.

Tất cả các bộ phận bên trong này được đậy lại bởi một đệm đẩy và khóa lại, đựng bên trong vỏ bơm.

Phía trên xylanh gồm có bệ van cao áp, van cao áp. Trên van cao áp là lò xo. Xylanh của bơm có một hoặc hai lỗ dầu, lỗ dầu ra ở phía vít chận xylanh. Vòng răng và thanh răng cũng có dấu để lắp ráp

>> Xem Thêm

Nguyên lý làm việc của bơm cao áp PF

​Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống vị trí thấp nhất của thùng chứa.

Xung quanh xylanh đầy nhiên liệu đã được lọc sạch và chúng sẽ  đi vào xylanh bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra.

nguyen-ly-lam-viec-cua-bom-cao-ap-pf
Nguyên lý làm việc của bơm cao áp PF

Trục cam ở động cơ điều khiển piston đi lên.

Lúc này cạnh đầu piston đi lên án hai lỗ dầu vào và dầu ra ở xylanh, nhiên liệu bắt đầu bị ép (hay còn gọi là thì khởi phun).

Khi áp lực dầu bị ép tăng lên mạnh hơn áp lực lò xo của van cao áp thì van cao áp sẽ mở và đưa nhiên liệu đến kim phun và phun vào xylanh vào thời điểm phun.

Nhiên liệu dư ở kim phun sẽ theo ống dầu về thùng. Lượng dầu thừa có tác dụng vừa để bôi trơn van kim vừa giúp làm mát kim phun.

Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu đến khi lằn vạt xéo ở Piston hé mở lỗ dầu ra đến khi dầu tràn ra ngoài thì phun chấm dứt.

Pistonlại  tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó.

Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta diều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi thời gian phun nhiên liệu. Thời gian phun càng lâu thì lượng dầu phun vào động cơ càng nhiều, động cơ chạy nhanh và ngược lại.

Kiểm tra các bộ phận của bơm cao áp PF

Sau một thời gian hoạt động, bơm cao áp PF cũng cần phải kiểm tra sửa chữa như bất kỳ hệ thống nào khác.

Đầu tiên cần phải rửa sạch bên ngoài bơm với chất tẩy thích hợp. Sau khi rửa sạch và thổi gió sẽ tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm tra.

kiem-tra-cac-bo-phan-cua-bom-cao-ap-pf
Kiểm tra các bộ phận của bơm cao áp PF
  • Thân bơm : kiểm tra có bị nứt hay không để hàn hoặc gia công nguội, hoặc hư hỏng nặng thì cần phải thay mới.
  • Piston xylanh : dùng kính lúp để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh bơm.Nếu có vết trầy , chứng tỏ nhiên liệu bị bẩn.
  • Van và đế cao áp dùng kính lúp kiểm tra, nếu mòn và có những khuyết rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ thì cần xoay phần côn nhưng phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ.
  • Đệm đẩy : mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiền mới hay thay thế.
  • Lò xo cao áp : nếu bị nứt hay cong thì cần thay mới hoặc nắn thẳng lại.
  • Ống xoay và vòng răng : nếu vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn khuyết, cần phải hàn đắp hoặc thay thế mới.
  • Lò xo piston nếu bị nứt hay rỗ mặt hoặc cong vênh thì cần thay mới.
  • Vít kềm xylanh :có dấu hiệu răng bị mòn sướt, chuôi bị cong thì cần thay mới
  •  Các rắc co : bị mòn răng hoặc bó răng cần thay mới.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản nhất về bơm cao áp PF cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Nếu có thêm ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc gì thêm, các bạn hãy để lại comment hoặc liên lạc với DPRO qua số hotline:…

Scroll to Top