Hiện nay xu hướng sử dụng mâm đúc xe ô tô ngày càng phổ biến hơn bởi nó rất bền, chắc chắn cũng như có tính thẩm mỹ cao.
Có nhiều loại mâm đúc khác nhau, chúng thường được làm từ hợp kim nên rất chắc chăn.
Vậy hai loại này có những công dung, đặc điểm như thế nào. Hãy cùng DPRO tìm hiểu chi tiết về các loại mâm đúc xe hơi qua bài viết dưới đây nhé.
Các loại mâm đúc xe hơi
Có hai loại mâm ô tô được đúc phổ biến hiện nay đó là mâm đúc bằng sắt hoặc mâm đúc bằng hợp kim. Cùng tìm hiểu thêm về hai loại mâm đúc ô tô này nhé.
Mâm đúc xe hơi làm bằng sắt
Mâm sắt là loại mâm được sử dụng phổ biến nhiều năm trước đây cho các dòng xe ô tô con và xe tải loại lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng mâm sắt có nhược điểm rất lớn thường dễ bị móp méo khi va chạm nhẹ nên hiện nay mâm sắt rất ít được sử dụng.

Mâm sắt có cấu tạo khá đơn giản: làm bằng sắt hoặc thép, có rãnh gờ giúp cho mâm có thể ôm sát được vành xe, giữ cho lốp xe cố định một vị trí khi đã được bơm hơi. Giá thành sản xuất ra loại mâm này không quá đắt đỏ; kiểu dáng đơn giản không cầu kỳ hay màu mè.
Mâm đúc xe ô tô làm bằng hợp kim
Mâm hợp kim hay thường được gọi là mâm đúc ra đời để khắc phục những điểm yếu của mâm sắt. Chúng có cấu tạo làm bằng hợp kim nhôm, khác hẳn mâm sắt về độ bền và độ cứng. Mâm đúc được đúc trực tiếp từ hợp kim nhôm nung chảy ở nhiệt độ, áp suất cao. Sau khi ở dạng thô, chúng được phay tiện, sơn xi và trở nên khỏe khoắn và đẹp mắt.

Mâm hợp kim có độ cứng rất cao, được thiết kế với nhiều kiểu dáng sang trọng, đẹp mắt. Khi xe của bạn được thay thế một bộ mâm đúc, bạn sẽ cảm thấy rất khác biệt khi ngồi sau tay lái. Chiếc xe sẽ vững, chạy đầm và chuẩn hơn rất nhiều bởi sự cứng cáp của hợp kim nhôm.
>> Xem Thêm
- Phủ bóng ceramic : Những Sự thật và lưu ý bạn cần biết
- Rửa xe ô tô cao cấp chỉ lãng phí tiền nếu chủ xe mắc sai lầm – Rửa sao cho đúng ?
Kích cỡ phù hợp của các loại mâm đúc xe hơi
Trên thực tế, một dòng xe có thể có rất nhiều loại mâm với kích cỡ khác nhau. Vậy việc vận hành của xe cũng như cảm giác lái có ảnh hưởng như thế nào khi các kích cỡ mâm xe được thay đổi.
Mâm xe có kích cỡ nhỏ
Các dòng xe thuộc phân khúc hạng A, hạng B và hạng C sử dụng các loại mâm có kích cỡ nhỏ phần lớn rơi vào khoảng 14 inch hoặc 15 inch, cao nhất lên đến 17 inch có thể kể đến như Toyota Yaris, Hyundai Accent, Kia Morning, Chevrolet Cruze,…

Ưu điểm của các loại mâm xe cỡ nhỏ đó là cho cảm giác lái xe êm ái, mềm mại. Kích thước mâm xe nhỏ sẽ bù lại phần lốp xe có phần dày hơn, việc này đảm bảo được các vật nhọn hay nguy hiểm trên đường khó phá hoại được lốp xe.
Bên cạnh đó, một số dòng xe có kích thước lớn cũng trang bị bộ mâm có kích cỡ nhỏ để có thể chuyên chở nhiều người hơn, hạn chế việc mâm xe có thể tiếp xúc mặt đường vì lốp xe quá mỏng.
Mâm xe có kích cỡ lớn
Các loại mâm cỡ lớn có kích cỡ từ 18 inch, 19 inch hoặc cũng có thể đạt đến hơn 20 inch thường được sử dụng cho dòng xe SUV, Crossover hoặc chuyên dụng cho xe đua.

Sự khác biệt có thể dễ thấy nhất ở việc sử dụng mâm lớn là giúp xe của bạn bề ngoài thể thao, khỏe khắn hơn. Những dòng xe sử dụng loại mâm cỡ lớn nổi tiếng như Ferrari 488GTB, Mercedes-Benz S-Class, Lamborghini Aventador,…
Ưu điểm nổi bật của mâm cỡ lớn đó là khả năng bám đường cực kỳ tốt, cho cảm giác lái tuyệt vời trên mọi địa hình. Tuy nhiên, mâm xe lớn kèm theo việc lốp xe phải lớn hơn, nhưng nếu tăng kích cỡ lên thì sẽ ảnh hưởng đến hiện tượng sai số đồng hồ đo tốc độ, va chạm giữa bánh xe và hốc bánh khi vào cua và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng vận hành của hộp số.
Những lưu ý cần biết khi lên đời mâm đúc xe hơi
Lên đời mâm xe hay còn gọi là độ mâm xe ô tô lên kích cỡ lớn hơn. Đây là việc không quá xa lạ với những người yêu xe, tuy nhiên nếu không có kiến thức và kinh nghiệm sẽ rất dễ làm hỏng chiếc xe và vi phạm các quy định kiểm tra xe định kỳ.
Những điều cần lưu ý khi lên đời mâm xe ô tô

- Đường kính mâm (Wheel diameter): được tính bằng đơn vị inch và được điều chỉnh tăng theo từng inch một.
- Wheel center: đường chính giữa của mâm tính theo độ rộng.
- Offset: là khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe. Được tính bằng đơn vị milimet.
- Backspacing: khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc đến mép phía trong của mâm. Backspacing có quan hệ chặt chẽ với offset.
- Canterbore: kích thước lỗ trống phía sau của mâm xe ô tô; giúp đặt mâm ngay ngắn vào trục bánh xe.
- Bolt circle: vòng bu-lông, còn được gọi là PCD (Pattern Circle Diameter). Thể hiện đường kính của vòng tròn tưởng tượng đi qua điểm chính giữa của các lỗ lắp bu-lông.

Các thông số kỹ thuật trên rất quan trọng cho việc lên đời, thay thế, bảo trì và sửa chữa các loại mâm ô tô. Khi lắp đặt mâm đúc trên xe, bạn phải xem xét các vấn đề như bề rộng, đường kính, độ lệch tâm, đường kính lỗ khoan trung tâm và hệ số tải trọng.
Lắp đặt cũng cần phải có kỹ thuật chuyên môn và kinh nghiệm cao. Các loại mâm xe ô tô được lựa chọn cũng phải yêu cầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín, chất lượng đảm bảo.
Các bảo dưỡng mâm đúc xe hơi hiệu quả
Hầu hết các mâm đúc đều được sơn hoặc phủ một lớp bảo vệ bên ngoài. Việc bảo dưỡng bộ mâm xe của bạn cũng giống như đối với lớp sơn trên xe. Sau đây là một vài cách bảo dưỡng mâm xe ô tô hiệu quả:

- Thường xuyên lau chùi mâm xe và không sử dụng các hóa chất, chất tẩy rửa mạnh để lau chùi.
- Sử dụng xà bông với nước, dùng tấm vải mềm không nhám hoặc bọt biển để lau chùi.
- Bộ mâm đúc không có phủ lớp bảo vệ nên dùng hỗn hợp đánh bóng dành riêng cho nhôm.
- Nên để mâm nguội trước khi chùi rửa, vệ sinh.
- Không dùng nước nóng để rửa làm ảnh hưởng đến lớp sơn hoặc lớp phủ bảo vệ mâm.
- Dùng miếng lau riêng dành cho mâm và miếng khác dành cho thân xe. Miếng giẻ lau mâm sẽ giữ lại những hạt cát lớn bám lên mâm; những hạt cát này có thể gây xước sơn nếu sử dụng chung để lau mâm và thân xe.
Kết luận
Hy vọng rằng sau bài viết này, các bạn đã có được những kiến thức quý báu về các loại mâm đúc xe hơi, cách bảo dưỡng cũng như những lưu ý khi độ mâm xe.
DPRO còn có rất nhiều bài viết hữu ích khác, các bạn hãy đón đọc nhé !